9 Nguyên nhân sợi tóc bị sần sùi đáng lưu ý và cách khắc phục hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng sợi tóc bị sần sùi, ngày càng khô xơ gãy rụng khiến rất nhiều chị em lo ngại, thiếu tự tin hơn. Ngay từ xa xưa vẫn có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người” là câu nói không những ám chỉ về nét đẹp mà còn để diễn tả tình trạng sức khỏe của con người. Nếu răng khỏe, tóc khỏe thì người đó chắc chắn là có một sức khỏe khá tốt và ngược lại. Tình trạng sức khỏe phản ánh nhiều qua mái tóc, nếu tóc bạn khô, xơ, gãy rụng hay sợi tóc bị sần sùi thì đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang đi xuống.

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề vì sao sợi tóc bị sần sùi, nguyên nhân và cách làm tóc trở nên khỏe hơn, mềm mượt hơn nhé!

Tình trạng sợi tóc bị sần sùi là gì?

Tình trạng sợi tóc bị sần sùi là phần sợi tóc có độ xốp cao, đôi khi còn bị xoăn xoăn rồi lỉa chỉa lên khiến mái tóc không đồng đều, cảm giác có vẻ xơ rối. Khi sợi tóc bị sần sùi thì tóc thường bị khô hơn, xơ rối hơn, tóc không được mềm mượt, không có độ bóng bóng và không vào nếp nữa. Do vậy, khi chải tóc cũng khó hơn và khó tạo kiểu tóc hơn.

Tình trạng tóc bị sần sùi khô xơ gãy rụng khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin
Tình trạng tóc bị sần sùi khô xơ gãy rụng khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin

Nguyên nhân khiến sợi tóc bị sần sùi là gì?

Bạn đang cảm thấy khó chịu với mái tóc có nhiều sợi tóc bị sần sùi. Mặc dù đã thử khá nhiều cách như thay đổi dầu gội đầu, hấp ủ tóc thế nhưng cũng không thuyên giảm là mấy. Để hiểu rõ được vấn đề này của tóc chúng ta cần phải hiểu nguyên nhân khiến sợi tóc bị sần sùi của mình cụ thể là gì.

– Tóc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng

Ánh nắng đều có mặt lợi và hại riêng của nó. Với những thời điểm nắng nóng cao độ thì việc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến tóc hấp thu tia UVA và UVB làm hư hỏng các lớp biểu bì bên ngoài của sợi tóc. Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lâu ngày sẽ làm tóc bị biến đổi sắc thái, biến đổi màu, sợi tóc dễ bị khô xơ, dẽ gãy, giòn và chẻ ngọn. Dần dần tóc cũng sẽ mỏng hơn, bị xoăn cứng hơn và có khả năng sẽ gãy rụng nhiều hơn nữa.

Những người để mái tóc tiếp xúc với ánh nắng nhiều nhìn bề ngoài là thấy ngay tóc khô xơ, thiếu sức sống và rồi xuất hiện tình trạng sợi tóc bị sần sùi là khó tránh khỏi. Nếu tình trạng này mới xuất hiện thì nên kịp thời đưa ra các phương án chăm sóc tóc tốt hơn để cải thiện.

– Tóc xoăn và có độ xốp cao

Thước đo độ ẩm mà tóc có thể hấp thu và giữ lại đó chính là độ xốp của tóc. Độ ẩm của tóc được quyết định bởi lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc.

+ Nếu lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc chặt và phẳng hay độ xốp thấp thì thân tóc sẽ khó hấp thụ độ ẩm. Thế nhưng việc giữ ẩm của những loại tóc này sẽ lâu hơn.

+ Nếu lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc hư tổn, tóc xốp hay có độ xốp cao thì thân tóc sẽ hấp thụ độ ẩm tốt nhưng thời gian giữ lại độ ẩm không lâu. Tóc có độ xốp cao thường dễ bị xoăn do không có khả năng giữ ẩm tốt. Kể cả khi chúng ta sử dụng các loại dầu xả, kem dưỡng ẩm hay mặt nạ ủ tóc thì tóc vẫn không hấp thu tốt được.

Tóc có độ xốp cao và xoăn là nguyên nhân khiến sợi tóc bị sần sùi hơn
Tóc có độ xốp cao và xoăn là nguyên nhân khiến sợi tóc bị sần sùi hơn

– Sấy tóc ở mức nhiệt cao thường xuyên

Làm khô tóc bằng máy sấy ngay sau khi gội xong là đúng nhưng nhiều người vẫn sai lầm trong cách sấy tóc. Sấy tóc đúng cách là sấy phần thân tóc, tuyệt đối không sấy trực tiếp lên vùng chân tóc và đuôi tóc. Nên để máy sấy ở mức nhiệt vừa phải và cách xa đầu ít nhất 15 cm. Tránh để mức nhiệt quá cao và tiếp xúc quá gần với tóc khiến tóc bị hư tổn nang tóc. Cuối cùng nên sấy khô vừa phải, đừng quá khô mà cũng đừng để quá ẩm.

– Sử dụng quá nhiều hóa chất cho tóc

Tình trạng nhuộm tóc, uốn tóc, tẩy tóc, tạo kiểu tóc thường xuyên với hóa chất khiến tóc bị tác động quá nhiều từ tác động nhiệt, tác động vật lý lên nang tóc đến tiếp xúc nhiều các hóa chất. Chính những hóa chất này làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc khiến tóc không còn độ bóng, độ mượt tự nhiên. Và khi mất đi lớp dầu tự nhiên này, tóc sẽ có xu hướng xoăn lên, mọc lia chia đủ hướng.

– Gội đầu bằng nước nóng

Nhiều người có thói quen tắm gội bằng nước nóng vào mùa lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước nóng có thể làm cơ thể thư giãn hơn nhưng gội đầu bằng nước nóng rất dễ khiến tóc hư tổn. Khi tóc tiếp xúc trực tiếp với nước nóng lâu thường rất dễ bị khô, mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên. Từ đó sẽ gặp tình trạng sợi tóc bị sần sùi, khô xơ, thiếu sức sống, tóc gãy rụng nhiều.

Tốt nhất nên sử dụng nước ấm gội đầu, nước ấm ở đây là khoảng nhiệt từ 37 – 45 độ C. Chỉ cần đưa tay ra ước lượng độ ấm của nước, chỉ nên để độ ấm ở khoảng thân nhiệt người là tốt nhất.

– Tóc tiếp xúc nhiều với nước chứa clo

Clo trong nước giúp làm sạch nước, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khi tóc tiếp xúc nhiều với nước sạch chứa nhiều clo đặc biệt là nước trong các hồ bơi thì sẽ rất dễ gây kích ứng da đầu, khiến tóc yếu dần đi kéo theo theo các hiện tượng tóc khô xơ gãy rụng. Do clo sẽ loại bỏ lớp bã nhờn hay lớp dầu tự nhiên mà cơ thể sản xuất ra nhằm bảo vệ tóc. Khi mất độ ẩm tự nhiên thì tóc tự nhiên sẽ sản sinh ra nhiều vấn đề trong đó có khả năng sẽ khiến các sợi tóc bị sần sùi, khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng.

Để tóc tiếp xúc quá nhiều với nước chứa nhiều clo như ở bể bơi sẽ rất dễ làm sợi tóc bị sần sùi, khô xơ gãy rụng
Để tóc tiếp xúc quá nhiều với nước chứa nhiều clo như ở bể bơi sẽ rất dễ làm sợi tóc bị sần sùi, khô xơ gãy rụng

– Sợi tóc bị khô sần sùi do tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh

Nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị cũng gây nên các tác dụng phụ ảnh hưởng đến tóc. Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh, chống co giật, thuốc trị viêm khớp, thuốc kháng giáp, các nhóm thuốc retinoid,… Khi dùng một thời gian sẽ có một số phản ứng của tác dụng phụ như khiến tóc bị khô xơ gãy rụng, chẻ ngọn, sợi tóc bị sần sùi, xơ rối.

Những trường hợp có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tóc cần bác sĩ tư vấn thêm để có thể đổi sang một loại thuốc điều trị khác tương tự mà không gây tác dụng phụ đến tóc.

– Người có da đầu khô

Những người có da đầu khô là những người thường hay bị ngứa da đầu, có vảy bong tróc, nhiều gàu. Do bị mất quá nhiều độ ẩm nên da đầu sẽ khô, tóc có gàu, ngứa đôi khi còn dễ xơ rối gãy rụng. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc tóc, hoặc do tuổi tác hoặc thời tiết cũng rất dễ gây khô da đầu.

– Sợi tóc bị sần sùi do thiếu chất dinh dưỡng nuôi nang tóc

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng bữa hoặc ăn đồ ăn linh tinh nhiều ở ngoài cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tóc. Đặc biệt những thời gian giai đoạn chuyển mùa khiến da đầu càng dễ nảy sinh nhiều vấn đề. Khi không đủ chất dinh dưỡng đến nang tóc thì chu kỳ phát triển của tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng, sẽ rút ngắn thời gian tóc khỏe hơn và đẩy sang gia đoạn tóc khô xơ gãy rụng nhiều. Và sợi tóc bị sần sùi cũng là một trong số những hiện tưởng tóc phản ứng ra ngoài khi bị thiếu chất dinh dưỡng.

Cách khắc phục tình trạng sợi tóc bị sần sùi, khô xơ

Để giảm thiểu những sợi tóc bị sần sùi, khô xơ gãy rụng thì bạn nên lưu ý một trong số những vấn đề dưới đây:

Chăm sóc tóc đúng cách sẽ giúp khắc phục được tình trạng sợi tóc bị sần sùi
Chăm sóc tóc đúng cách sẽ giúp khắc phục được tình trạng sợi tóc bị sần sùi

Thứ nhất, nếu tóc bị khô xơ gãy rụng nhiều, có nhiều sợi tóc bị sần sùi phía dưới thì nên cắt bỏ phần đuôi khô xơ chẻ ngọn sần sùi đó đi. Mục đích là để các chất dinh dưỡng không còn phải đi xuống phần chân khô đó nữa kèm theo đó là tăng tính thẩm mỹ, bớt xơ rối cho mái tóc.

Thứ 2, nên lựa chọn một loại dầu gội đầu phù hợp với da đầu của mình. Bước làm sạch da dầu này cực kỳ quan trọng bởi da đầu có sạch sẽ thì mới nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh được. Không chỉ sử dụng dầu gội đầu mà nên sử dụng kèm với dầu xả hoặc kem ủ tóc giúp tóc phục hồi hư tổn, mềm mượt một cách tốt nhất.

Thứ 3, cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho tóc phát triển đúng chu kỳ, có như vậy mới giảm thiểu tình rạng tóc gãy rụng nhiều.

Tóc hấp thụ dinh dưỡng từ máu để nuôi tế bào mầm tóc và duy trì nang tóc khỏe mạnh. Vì vậy, vitamin và các chất dinh dưỡng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tóc. Nên ưu tiên ăn nhiều thức ắn đa dạng màu sắc, hoặc có thể uống thêm các loại  vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B5, B6, B9, B12…), vitamin C, biotin, sắt… Thức ăn từ bất cứ nguồn nào, dù ăn hay uống thì chúng ta cũng cần bổ sung đủ chất để có một thể trạng khỏe cùng một mái tóc khỏe, bóng mượt mềm mại.

Thứ 4, có một số người dù đã bổ sung khá nhiều dinh dưỡng nhưng thấy có những sợi tóc bị sần sùi, bị khô và rụng nhiều. Nguyên nhân gây ra có thể là do quá trình cung cấp chất dinh dưỡng đến nang tóc bị dán đoạn. Do vậy, học cách massage da đầu giảm rụng tóc là phương án cực kỳ hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng biết cách massage da đầu đúng cách đâu nha. Để hiểu rõ hơn về các động tác massage da đầu kích thích mọc tóc, giảm tóc hãy rụng bạn có thể xem bài viết dưới đây:

Thứ 5, cần sấy tóc đúng cách, nghĩa là sấy phần thân tóc, không sấy trực tiếp lên da đầu vào phần nang tóc hoặc vào chân tóc sẽ làm tóc khô xơ, sần sùi hơn. Nên để máy sấy ở nhiệt độ vừa phải và cần để máy sấy xa tóc ít nhất 15cm.

Thứ 6, không gội đầu bằng nước quá nóng và chải đầu khi tóc ướt.

Nếu chúng ta thấy trời lạnh mà đi gội đầu bằng nước nóng là hoàn toàn sai lầm. Chỉ nên sử dụng nước ấm, nhiệt độ chỉ khoảng 37 – 40 độ là hợp lý. Không nên gội đầu nước quá nóng gây ảnh hưởng đến nang tóc và làm tóc khô xơ hư tổn hơn mà thôi. Ngoài ra, không nên chải tóc khi tóc ướt vì sẽ gây đàn hồi tác động vào nang tóc khiến tóc bị tổn thương, gãy rụng nhiều hơn.

Thứ 7, chải tóc bằng lược răng thưa.

Khi tóc bị khô xơ gãy rụng, sợi tóc bị sần sùi thì nên hạn chế thêm ma sát tóc. Do vậy, việc sử dụng lược răng thưa chải đầu là điều cần thiết để tránh những tổn thương thêm cho tóc.

Tổng Kết

Hy vọng với những chia sẻ về sợi tóc bị sần sùi trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để biết cách chăm sóc tóc cũng như chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

 

Nguồn : thaoanphat.vn