Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa? Nhất là vào mùa đông, đầu hay ngứa và rất nhiều gầu rụng dưới áo. Bởi vào mùa đông thì da chúng ta thường khô hơn và đổ nhiều dầu hơn. Không chỉ vậy mà còn phải gặp vấn đề da có rất nhiều gầu. Nhìn lên vai áo thôi là đã thấy gầu khiến bạn rất mất tự tin, không còn thoải mái khi làm việc nữa. Dù đã gội đầu nhưng gội xong vẫn ngứa, vẫn có gầu. Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề gầu và ngứa này đây?
1.Nguyên tắc gội đầu đúng cách
Nguyên tắc 1: Không gội đầu bằng nước quá nóng
Khi vào mùa đông, chúng ta thường thích sử dụng nước nóng để gội đầu, để tắm, để rửa mặt. Thế nhưng nước quá nóng sẽ làm cho da đầu của chúng ta tăng sự nhạy cảm. Ngoài ra, khi gội đầu bằng nước nóng thì sẽ dễ làm tổn thương đến các hàng rào bảo vêh da đầu. Và khi tổn thương thì cơ chế cơ thể chúng ta sẽ có một cách là làm tăng sinh lại gàu nhiều hơn. Do vậy, không nên dùng nước nóng quá để gội đầu nhé.
Vậy, gội đầu nước bao nhiêu độ là phù hợp đây?
Chúng ta có thể đo nhiệt độ bằng lòng bàn tay của mình, nước chỉ cần trên 30 độ chút, nghĩa là khoảng 32 – 35 độ là ok. Sờ cảm giác hơi ấm ấm bàn tay là vừa đủ rồi. Còn nếu ở mức nhiệt 40 – 45 độ thì nóng quá. Đầu chúng ta không yêu thích nước quá nóng đâu. Vì chính nước nóng làm hàng rào bảo vệ của mình yếu đi mà.
Vậy, sử dụng nước lạnh gội đầu có tốt không?
Thực sự nếu như dùng nước lạnh thì việc làm sạch da đầu thường rất khó. Do vậy, nếu dùng nước lạnh gội đầu thì nó không quá tốt mà còn dễ làm chúng ta bị đau đầu nữa.
Nguyên tắc 2: Hạn chế đội mũ trùm kín
Đây là vấn đề chúng ta rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều người thích đội mũ trùm kín, bởi khi khi nhìn người đội mũ trùm kín cảm giác rất là ngầu. Tuy nhiên, khi đội mũ nhiều thì tóc sẽ mất nếp và làm cho form đầu của mình xấu hơn. Vấn đề quan trọng hơn đó là khi mình trùm kín nó sẽ tạo ra môi trường kín và hiếm khí, rất dễ sinh ra vi khuẩn gây ngứa đầu.
Bạn có thể nhớ lại, có phải mỗi khi bạn đội mũ kín trong khoảng vài tiếng thì sau đó thấy đầu hay ngứa phải không? Việc đội kín quá sẽ làm đầu mình nóng và rất dễ ra mồ hôi và chính mồ hôi ấy quyện với da chết ở đầu khiến da đầu khô, dễ bong vảy gàu (vảy da). Khi đội mũ kín thì mồ hôi kết hợp với gàu thì nó sẽ tạo thành dạng gàu ướt. Chỉ cần gãi nhẹ là thấy một đống gàu ở móng tay luôn.
Do vậy, khi đội mũ kín nó cũng sẽ làm cho đầu chúng ta nhiều gàu hơn nên chúng ta chú ý nhé.
>>> Bạn đang xem bài viết: Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
Nguyên tắc 3: Nên gội đầu thường xuyên
Ở các chị em phụ nữ, nếu gội liên tục như ở nam thì khá là khó vì ngay độ dài là đã rất mất thời gian để làm khô rồi. Ngoài ra, cách gội đầu nữ cũng khác nam, mất nhiều thời gian hơn. Do vậy, nếu bận thì nên nhớ 2 ngày gội đầu 1 lần.
Trường hợp các bạn nữ có mụn trứng cá thì nên gội đầu mỗi ngày một lần. Bởi vì khi bạn không gội đầu thì cái mồ hôi, cái dịch dầu từ đầu chảy xuống chân tóc và chính chân tóc là vùng nhiều mụn nhất. Do vậy, nếu bạn đang xử lý mụn thì nên gội đầu chăm chỉ hơn nhé. Đặc biệt lưu ý làm sạch vùng chân tóc nhé.
Nguyên tắc 4: Không dùng móng gãi khi gội đầu.
Có rất nhiều tiệm tóc hay một số quán gội đầu thì rất nhiều người hay dùng móng gãi, gãi phải sột sột, gãi mạnh, phải gãi đau đau thì mới sướng. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là sai nhé, tưởng là sạch nhưng mấy hôm sau thì gàu lên đầy đầu luôn. Vì sao lại vậy?
Vì khi các bạn dùng móng gãi thì nó dễ tạo thành nguy cơ xước. Thậm chí, bạn có thể hình dung nếu bị chảy máu đầu thì có có nguy cơ sễ lây nhiễm nữa. Vì không may tay họ cũng xước làm mình cũng bị xước. Từ đó thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Do vậy nếu đi gội đầu ở tiệm thì hãy nhắc nhân viên là không được dùng móng mà phải dùng cùi tay để gội, massage da đầu. Hãy để cùi tay sát da đầu và massage. Hãy tưởng tưởng mình rửa mặt massage như thế nào thì vùng da đầu cũng như vậy. Mình phải dùng phần cùi tay áp sát vào da đầu và massage theo hình xoắn ốc.
Việc bạn cào cào đầu khiến da đầu trở lên nhạy cảm hơn, làm tăng sinh cũng như làm dày da lên. Chính vảy da của mình tăng sinh cũng là do gãi nhiều quá.
Xem chi tiết cách massage da đầu đúng cách tại đây:
Nguyên tắc 5: Nên lựa chọn các loại dầu gội thảo dược dạng y học
Nếu da đầu bạn bị tình trạng gàu nhiều quá thành nấm da đầu thì nên ưu tiên sử dụng các loại dầu gội thảo dược dạng y học. Những loại dầu gội này có thêm thành phần trị nấm như: Itraconazole, ketoconazonl. Đây đều là những thành phần trị nấm thường kèm với cả dầu gội đầu. Do vậy, nếu đầu bị nấm không cần uống thuốc mà có thể dùng các loại dầu gội đầu có thành phần này sẽ làm giảm gàu thực sự. Những loại dầu gội đầu thảo dược này có giá tương đối rẻ nha, không cần quá cầu kỳ mà chọn loại đắt tiền đâu.
>>> Bạn đang xem bài viết: Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
2.Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
Rất nhiều người đưa ra câu hỏi rằng : Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa? Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ngứa trên da đầu:
2.1 Do gội đầu gãi quá mạnh
Khi chúng ta gội đầu quá mạnh hay dùng lực chà xát lên da đầu nhiều thì da đầu rất dễ bị tổn thương, dễ bị bong tróc. Từ đó dẫn đến việc dù gội xong vẫn ngứa da đầu và gàu nhiều hơn.
2.2 Do sử dụng dầu gội hóa chất công nghiệp nhiều
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng mẫu mã các loại dầu gội đầu hóa chất công nghiệp. Khi bạn sử dụng dầu gội hóa chất nhiều sẽ làm da đầu không còn khỏe mạnh nữa, mất cân bằng độ PH trên da đầu khiến cho da đầu yếu hơn và dễ sản sinh ra gàu, ngứa. Những loại dầu gội công nghiệp chứa silicone dù sử dụng rất thơm, mềm mượt tuy nhiên lại khiến da đầu dễ gàu, ngứa, bết tóc.
2.3 Do để tóc ẩm ướt
Có một số bạn có thói quen để tóc ẩm ướt đi ngủ. Điều này hoàn toàn là độc hại vì môi trường ẩm ướt làm con nấm vô cùng thích và sinh sôi nảy nở rất nhanh. Do vậy, nên làm khô hay sấy khô tóc ngay sau khi gội đầu xong. Tuy nhiên cũng không nên sấy quá khô, thấy khô vừa đủ là ổn. Tuyệt đối không nên sấy thẳng vào da đầu hay chân tóc mà chỉ sấy ở phần thân tóc mà thôi. Nên để máy sấy cách xa đầu ít nhất 15 cm nha.
2.4 Do sử dụng chung mũ đội với người khác
Nếu như bạn sử dụng chung mũ với người bị gàu, bị nấm da đầu thì rất có thể nó sẽ lây lan sang da đầu khỏe mạnh của mình gây ngứa và gàu nhiều thêm.
>>> Bạn đang xem bài viết: Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
2.5 Do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
Lý do về nguồn nước cũng là một trong số những nguyên nhân gội đầu xong vẫn ngứa. Do vậy, nên cẩn thận xem lại nguồn nước nhà mình coi có cần lọc hay rửa lại bồn không nhé.
3.Tại sao đầu có nhiều gàu?
Bạn đang bị nhiều gàu mà không hiểu lý do tại sao ư? Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
3.1 Do da đầu có nhiều dầu
Các bác sĩ phát hiện, những người có nhiều gàu phần nhiều ở lứa tuổi thanh niên do các hormone giới tính mất cân bằng. Đặc biệt là horone nam tăng cao, tiết ra nhiều chất dầu. Khi dầu trên da đầu nhiều thì những tế bào sừng trên da đầu đã rụng ra sẽ dính lại với nhau rồi hình thành những đám gàu lớn.
3.2 Do bị bệnh viêm da tiết bã
Gầu là một trong số những triệu chứng của bệnh viêm da dầu tiết bã, một loại bệnh viêm da liễu phổ biến. Ngoài ảnh hưởng đến da đầu thì bệnh này còn ảnh hưởng đến cả các vùng da ở những vị trí khác nữa như trong tai, lông mày, mí mắt trên, trán, các nếp gấp kéo dài từ mũi đến khóe miệng.
Viêm da tiết bã xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo ra cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện. Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền vì có đến 2 – 5 % dân số mắc bệnh này. Do vậy, nếu có người trong da đình bị viêm da tiết bã thì thế hệ sau sẽ bị rất cao.
Đặc điểm của nó là da đầu thường bị đỏ, bong vảy nhiều màu trắng hoặc hơi vàng nhẹ. Bệnh này thường tiến triển mạnh hơn vào mùa thu đông.
>>> Bạn đang xem bài viết: Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
3.3 Do môi trường hoặc chăm sóc tóc sai cách
– Da đầu bị kích thích bởi các yếu tố như: chải đầu, gội đầu, massage da đầu quá mạnh.
– Thời tiết hanh khô, khói bụi, ô nhiễm môi trường, sấy, nhuộm, uốn tóc quá thường xuyên.
– Bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc.
– Tạo kiểu tóc, buộc tóc quá chặt,…
– Sử dụng dầu gội đầu có tính kiềm mạnh cũng khiến da đầu nhiều gàu hơn.
– Do một số bệnh lý có ảnh hưởng đến da đầu như: bệnh vảy nến, bệnh chàm, bệnh dày sừng da đầu, …
Tổng Kết
Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa thì có thể do bạn:
– Sử dụng dầu gội đầu không hợp, dầu gội có nhiều hóa chất công nghiệp.
– Gội đầu xong không làm khô tóc ngay, để tóc ẩm ướt đi ngủ.
– Gội đầu liên tục gãi quá mạnh, sử dụng móng tay để gãi khiến da đầu bị tổn thương.
– Nguồn nước gội đầu có vấn đề, không đảm bảo vệ sinh.
– Sử dụng chung mũ với người khác, đội mũ bảo hiểm đã lâu ngày chưa giặt.
– Yếu tố về thời tiết đặc biệt là mùa thu đông khiến da đầu dễ khô, tiết dầu nhiều.
Nguồn : thaoanphat.vn